Xúc tiến du lịch Gia Lai tham gia năm du lịch Quốc gia tại Ninh Bình.

28/12/2021
Từ ngày 17 đến 23 tháng 12 tại Nhà thi đấu Thể dục Thể thao tỉnh Ninh Bình diễn ra Chương trình hoạt động Triển lãm “Di sản văn hóa danh thắng Việt Nam và Sản phẩm thủ công truyền thống"  Tham gia có các tỉnh/thành phố: Lạng Sơn, Ninh Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Gia Lai, Bạc Liêu ...

68b5eb4e19acd3f28abd-(1).jpg

  Ảnh: Hương Thảo

Trong khuôn khổ Triển lãm  tại Ninh Bình năm 2021. Xúc tiến du lịch Gia Lai tham gia với Không gian Di sản văn hóa, danh thắng Việt Nam và sản phẩm thủ công truyền thống. Tỉnh Gia Lai giới thiệu, trưng bày bản sắc văn hóa thông qua các mô hình: cổng nhà rông, cây nêu, không gian bếp lửa của người Jrai; các nhạc cụ dân tộc truyền thống; không gian thổ cẩm, đan lát, tạc tượng… Cùng với đó là giới thiệu phim du lịch, trưng bày 20 ảnh đẹp quảng bá các danh thắng: Biển Hồ; cao nguyên Kon Hà Nừng vừa được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; hệ thống thác nước hùng vĩ, đầy sức thu hút, mời gọi... Gian hàng của tỉnh cũng giới thiệu Code mã QR truy cập trang web “dulichpleiku.gialai.gov.vn” để Ban tổ chức và du khách tham quan có thể truy cập, tìm hiểu về du lịch Gia Lai. Đây cũng là nơi Gia Lai đưa các đặc sản địa phương, các sản phẩm du lịch đến gần hơn với du khách cả nước thông qua những mô hình nhạc cụ truyền thống, các loại đặc sản, nông sản đặc trưng địa phương như: hồ tiêu, măng, mật ong, hạt mắc ca, hạt điều rang muối, cà phê, muối lá é và một số sản phẩm OCOP tiêu biểu…

37b4f3ca3728fd76a439.jpg

   Ảnh: Hương Thảo 

Bên cạnh những sản phẩm đặc trưng quảng bá thì gian hàng của xúc tiến du lịch còn giới thiệu nổi cội cây nêu của người đồng bào Jrai- là nét bản sắc văn hóa đặc trung của tỉnh nhà. Thân nêu cao nhất làm bằng cây tre hoặc gỗ suôn thẳng, nằm ở vị trí chính giữa gian hàng. Tua nêu là 4 cây trúc nhỏ, cong hướng về 4 phía tượng trưng cho bốn phương trời. Màu chủ đạo để trang trí cây nêu là đỏ, đen, trắng, vàng. Xung quanh cây nêu được trang trí có nhiều hình khối khác nhau. Trong đó, hình tròn tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng; hình vuông tượng trưng cho đất; hình tam giác tượng trưng cho sự vững bền có một cuộc sống giàu có, đó là niềm tự hào của người Tây Nguyên”
Bên trong tiếp là Khu Bếp lửa thể hiện đời sống tâm linh và sinh hoạt của đồng bào các dân tộc. Bếp lửa luôn đóng vai trò quan trọng. Thần Lửa có mặt trong mọi lễ hội của mọi gia đình như lễ mừng thọ, đón mừng năm mới, cúng lúa mới...Trong những ngày lễ hội, lửa nổi lên, trong tiếng cồng, chiêng, mọi người cùng xoang quanh ánh lửa bập bùng. Bên bếp lửa ở nhà Rông, già làng hát kể sử thi, người trẻ học những câu chuyện cuộc đời. Bếp lửa trong mỗi gia đình đồng bào dân tộc chiếm một vị trí rất quan trọng trong tập tục sinh hoạt, đời sống tâm linh. 

b1b991e16203a85df112.jpg

   Ảnh: Hương Thảo

Bên cạnh đó tỉnh Gia Lai muốn  giới thiệu, quảng bá, giao lưu văn hóa của địa phương; các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống được bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa vật thể, phi vật thể. Hơn tất cả là sự  giao lưu, hợp tác, kết nối xúc tiến du lịch, giới thiệu về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của du lịch Gia Lai cùng nét văn hóa bản địa đặc trưng của tỉnh nhà với du khách trong và ngoài nước.
(Hương Thảo – XTDL)
Lượt xem: 31
Hotline
02693.827.159
Zalo
02693.827.159
Facebook
https://www.facebook.com/dulichpleiku1/