Kbang phát triển du lịch “xanh”.

25/08/2020
Kbang có vị trí chuyển tiếp giữa các huyện phía Đông Trường Sơn của tỉnh Gia Lai và giáp ranh với các tỉnh Bình Định, Kon Tum, Quảng Ngãi, lại được thiên nhiên ban tặng nhiều thắng cảnh kỳ thú với những cánh rừng nguyên sinh và hệ động thực vật phong phú, Kbang có nhiều điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.

Du lịch “xanh” với các tiêu chí về bảo vệ môi trường thiên nhiên gắn với hoạt động khám phá, trải nghiệm văn hóa bản địa, mang lại sinh kế cho người dân là hướng đi mà huyện Kbang chú trọng.

     Phong phú tiềm năng du lịch sinh thái.

        Cách thành phố Pleiku khoảng  100km về phía Đông, huyện Kbang là địa phương có nhiều tài nguyên rừng. Trong đó có khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng và một phần rừng quốc gia Kon Ka Kinh, thiên nhiên ưu đãi, khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, nhiều ghềnh thác, sông suối đẹp hùng vĩ, thơ mộng có Thác K50; Thác K40; Thác năm tầng; Thác Kon Bông; Thác Kon Lốk; Thác Rêu; Thác Hang Dơi, Thác thủy Tiên; Suối Bà Thơ; Lòng hồ thủy điện Ka Nak; Có rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm hét ta…
Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Rừng thực nghiệm nguyên, là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, bao gồm: Về hệ thực vật; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có 863 loài thực vật thuộc 547 chi, 160 họ; trong đó có 22 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam. Về hệ động vật; Khu Bảo tồn Thiên nhiên Kon Chư Răng có 380 loài động vật hoang dã có xương sống, 211 loài côn trùng. “Với sự đa dạng, số lượng lớn các loài động-thực vật, trong đó có các loài động-thực vật quý hiếm, các loài đặc hữu, Kon Chư Răng đã được xếp loại mang tầm quốc tế về đa dạng sinh học. Điều đó cho thấy giá trị của hệ sinh thái của khu bảo tồn. Đây quả thực là một “viên ngọc xanh” độc đáo, rất có giá trị”.

1-(1).jpg
Thác K50 khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng: Ảnh: Phan Nguyên

Tương tự, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh hiện có 1.754 loài thực vật bậc cao gồm: 1.629 loài thực vật hạt kín, 16 loài thực vật hạt trần, 109 loài khuyết thực vật; 91 loài thực vật bậc thấp. Về hệ động vật, Vườn quốc gia Kon Ka Kinh có 88 loài thú, 326 loài chim, 77 loài bò sát, 58 loài ếch nhái-lưỡng cư và 321 loài côn trùng. Trong đó, có 55 loài động vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, nhiều loài nằm trong Sách Đỏ thế giới.

Các điểm di tích lịch sử văn hóa hiện có như: Vườn Mít và cánh đồng Cô Hầu; Làng kháng chiến Stơr; Căn cứ địa cách mạng khu 10 xã Krong; Vụ thảm sát làng Tân Lập; Đền tưởng niệm liệt sỹ Ka nak.
Kbang còn có một kho tàng di sản văn hóa bản địa của người Bah nar sinh sống lâu đời tại nơi đây như; Kiến trúc nhà sàn truyền thống; Nhà rông; Nhà mồ; các lễ hội dân gian; Sử thi Bah nar; Dân ca Bah nar; Nhạc cụ truyền thống…nghành nghề truyền thống rất đa dạng như: Đan lát; Tạc tượng; Dệt thổ cẩm…Đặc biệt là thưởng thức âm thanh cồng chiêng. Ngoài ra còn có các món ăn thơm ngon mang hương vị đặc trưng và cuốn hút lạ kỳ như; Cơm lam; Gà sa lửa; Ốc đá; Củ mì luộc; Cà đắng xào lá mì; Cá bống sông kho riềng; Thịt heo nướng lụi; Rượu cần…
2.jpg
Vòng xoang ngày hội: Ảnh: Huy Tịnh

Tiềm năng phát triển cây ăn quả trên địa bàn huyện là rất dồi dào; có trên 909 ha cây ăn quả với 13 chủng loại như: Cam, quýt, chuối, ổi, nhãn, vải, mít, sầu riêng, bơ, xoài, dừa…Được trồng rải rác trên địa bàn 14 xã, thị trấn. Với diện tích lớn và đa dạng chủng loại đây cũng là một lợi thế để phát triển du lịch xanh. Ngoài ra Kbang còn có các sản phẩm thảo dược từ thiên nhiên rất phong phú như; Nấm linh chi; Nấm lim xanh; Nấm cổ cò; Củ khúc khắc; Lá kim tuyến; Sâm dây; Mật ong rừng; Cao mật nhân…

        Có thể nói Kbang nơi được mệnh danh là “điểm đến của các di sản và thiên nhiên kỳ thú”. Có khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, thiên nhiên ưu ái ban tặng, bởi vẻ đẹp hoang sơ, thác nước hùng vĩ, rừng xanh, thác trắng, sương mờ, con người và thiên nhiên hài hòa, thân thiện. Kbang xứng đáng là điểm đến du lịch thú vị.

             Khai thác các giá trị địa phương.

        Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, việc phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng là một lợi thế lớn của Kbang. Đảng bộ và chính quyền địa phương xây dựng đầu tư cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch trọng điểm, hiện có có khả năng quy hoạch khai thác được các sản phẩm độc đáo trên cơ sở điều kiện sẵn có. Kbang  sẽ trở thành “miệt vườn” của Gia Lai với sản phẩm du lịch “Kbang mùa trái ngọt”, thu hút lượng khách rất lớn đến tham quan các vùng trồng cây ăn quả đặc sản như vải thiều, bưởi, cam, ổi, mít, dừa, bơ... Đó là cách phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo nên những sản phẩm đặc thù.
Kbang  hiện cũng là điểm đến của nhiều du khách Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận với trải nghiệm du lịch cộng đồng tại làng kháng chiến Stơr xã Tơ Tung; Làng Mơ Hra; Làng Kgiang xã Kông Lơng Khơng; làng Chiêng thị trấn Kbang. Sở hữu điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng hấp dẫn du khách trải nghiệm thú vị như: vượt thác, leo núi, tránh nắng dưới tán rừng nguyên sinh, thưởng thức các món ăn độc đáo của dân tộc Bah Nar... Du khách Đỗ Quân  (phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Trước giờ tôi vẫn nghĩ Gia Lai chỉ có Biển Hồ; thủy điện Yaly; núi lửa Chư Đăng Ya; chùa Minh Thành… nhưng giờ mới biết nơi đây còn có nhiều điểm để khám phá. Du lịch sinh thái cộng đồng của Kbang  không hề kém các địa phương khác, thậm chí còn hấp dẫn hơn bởi sự hoang sơ, mộc mạc”.
Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, khai thác tối đa giá trị của địa phương, ông Đinh Đình Chi, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kbang cho biết: Phòng  đang thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến điểm đến và phát triển du lịch cộng đồng tại xã Kông Lơng Khơng  và Tơ Tung. Tới đây, Phòng sẽ đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với đề tài: “Nghiên cứu thực trạng, đề xuất giải pháp khai thác hạ tầng nông thôn mới và các sản phẩm OCOP cho phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn huyện Kbang”, trong đó có việc xây dựng mô hình đón khách du lịch trải nghiệm tham quan vùng trái cây ở các xã trồng nhiều các loại cây ăn quả.

3.jpg
Quảng trường huyện Kbang: Ảnh: Phương Sơn

Bên cạnh đó, cũng đề xuất ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo một số cơ quan liên quan phối hợp tổ chức hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện phát triển các sản phẩm phục vụ du lịch như: nấm linh chi, cao mật nhân, mật ong rừng, sâm dây... nhằm xây dựng nhãn hiệu tập thể, phát triển sản phẩm, mang lại nguồn sinh kế cho cộng đồng. Đó là cách phát triển du lịch “xanh” bền vững tại Kbang.

                                                                                                     Xuân Tập TTXTDL

Lượt xem: 54
Hotline
02693.827.159
Zalo
02693.827.159
Facebook
https://www.facebook.com/dulichpleiku1/