Cây Đa di sản Việt Nam

11/10/2022
Đức Cơ là huyện lị thuộc TP. Pleiku của tỉnh Gia Lai nằm trong vùng có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11), mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Nhiệt độ bình quân 24 C, độ ẩm trung bình 81%, lượng mưa trung bình 1500–1600 mm, cơ bản thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp.

IMG_3412.JPG

   Ảnh: Xuân Tập
 
Hệ thống sông suối trên địa bàn huyện có mật độ không cao song phân bố đều trên toàn vùng từ Đông sang Tây với các suối lớn như Suối Đôi, Suối IaKrel và nhiều suối nhỏ có cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nối giữa Việt Nam với Campuchia giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế trong đó có du lịch. Bên cạnh những tài nguyên thiên nhiên ban tặng đặc thù của tỉnh còn kể đến “ Cây đa” thuộc xã Ia Dơk. Sáng ngày 29 tháng 11 năm 2016 tại Làng Ghè xã Ia Dơk huyện Đức cơ đã tổ chức Lễ Đón bằng công nhận “ Cây di sản Việt Nam”.
Từ quốc lộ 19 du khách rẽ phải đi theo đường nhựa chạy thẳng khoảng 12km sẽ thấy cây đa to sừng sững bên cạnh đường. Dọc hai bên đường là những trải dài rẫy cà phê đang mùa thu hoạch, một màu xanh xen kẽ màu đỏ của quả trông rất đẹp làm du khách tò mò muốn khám phá mảnh đất đầy nắng và gió nơi đây.
Cây đa bến nước sân đình cho ta tưởng nhớ đến quê nhà, một vùng quê bình yên, Cây đa là biểu trưng cao quý cho một giai đoạn của đời người, đó chính là hình ảnh “ Cây cao bóng cả” và biểu trưng cho sự đoàn kết, tập hợp mọi người trong sinh hoạt đời sống tại cộng đồng dân cư.
Cây đa làng Ghè, xã Ia Dơ k có tuổi đời trên 200 năm tuổi, cây cao hơn 45 mét, tán rộng che phủ hơn 2000 mét vuông và có chu vi gốc thân chính 12,5 mét và có tám thân phụ, cây đa được ngự bên 3 giọt nước của Làng. Đây là các giọt nước dùng để sinh hoạt cho bà con và nơi đây diễn ra mọi sinh hoạt đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Làng còn có nghề dệt thủ công truyền thống có từ lâu đời, các mẹ, các chị ngoài những lúc làm đồng, làm rẫy tối về tranh thủ vẫn dệt áo, khăn cho chồng cho con. Đó là nét đẹp văn hoá của làng và vẫn lưu giữ được đến nay.

z3790315540067_b7ea137069989827a9cc405f6e23d559-(1).jpg

   Ảnh: Bùi Thảo

Cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi được Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam công nhận là cây di sản cấp quốc gia và cũng là cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với nhân dân và bà con xã xã Dơk mà là niềm vinh dự, niềm vui và  sự hân hoan của toàn tỉnh.
 Cây di sản Việt Nam còn có ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhân văn sâu sắc đối với mỗi chúng ta đồng thời cũng là cơ hội khơi dậy tình yêu với quê hương đất nước và phát huy sức mạnh đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam.  Qua đây mỗi chúng ta càng phải ra sức giữ gìn, chăm sóc cây di sản để góp phần bảo vệ thiên nhiên và môi trường đó là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.  
 
                                                                                                       Bùi Hương Thảo ( XTDL)
Lượt xem: 24
Hotline
02693.827.159
Zalo
02693.827.159
Facebook
https://www.facebook.com/dulichpleiku1/